Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Một nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải là nhân viên giỏi

Tôi nghĩ chúng ta nên làm điều đó”, chứ không phải nói “Sếp muốn tôi làm điều gì?”.


Ranh giới giữa những nhà lãnh đạo và những nhân viên thuộc cấp theo quan niệm truyền thống đang ngày càng trở nên mờ nhạt trong một thế giới mở mà sự sáng tạo và độc lập của mỗi cá nhân luôn được đề cao. Theo các chuyên gia về lãnh đạo, trong cuộc sống cũng như thế giới công việc, bất cứ ai cũng có một vị sếp và có cơ hội để làm sếp, nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo lớn, trước hết sếp cũng phải là những nhân viên giỏi và có 11 cách sau đây để làm điều đó…
1. Nhân viên giỏi là người chủ động đưa ra đề xuất. Đã qua rồi cái thời mà các nhân viên thuộc cấp răm rắp nghe và làm theo các mệnh lệnh của nhà lãnh đạo.

Ngày nay, các nhà lãnh đạo rất cần các cộng sự của mình chủ động đưa ra những ý tưởng mới mẻ chứ không cần những con “ong thợ” luôn chờ được chỉ bảo nên làm điều gì. Những nhân viên giỏi sẽ nói “
2. Nhân viên giỏi tự tạo công việc cho mình.


Các nhân viên giỏi luôn xác định được một mục tiêu rõ ràng, có thể định lượng về kết quả và đo lường thời gian hợp lý để hoàn thành mục tiêu đó. Họ cũng có khả năng vạch ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu và sẵn sàng báo cáo cho sếp bất cứ lúc nào về những diễn tiến thực hiện mục tiêu. Có nghĩa là, nhân viên giỏi chứng minh với sếp rằng họ hoàn toàn có thể làm chủ công việc của mình. Làm việc với sự chủ động và độc lập bản thân nó sẽ giúp cho nhân viên tìm thấy niềm vui và cảm hứng trong công việc.

3. Nhân viên giỏi là những người biết lắng nghe và học hỏi từ người khác.

Mặc dù một nhân viên giỏi được đánh giá cao ở tính độc lập nhưng điều đó không có nghĩa là anh ta không nên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp trên và những người xung quanh. Chính quan niệm cởi mở mới giúp anh ta mở rộng tầm nhìn và trở thành một nhà lãnh đạo lớn sau này.

4. Nhân viên giỏi có khả năng tiên đoán và chủ động giải quyết công việc cho sếp.

Những nhân viên giỏi thường tự đặt ra câu hỏi: “Nếu tôi là sếp, tôi sẽ làm điều gì tiếp theo?”. Với cách tiếp cận công việc như vậy, họ sẽ chủ động giải quyết phần lớn các công việc thay cho sếp trước khi sếp nhận được thông tin về công việc.

5. Nhân viên giỏi là người giỏi truyền thông.

Nếu để cho sếp hỏi về tiến độ của một công việc hay báo cáo nào đó thì một nhân viên chưa được xem là giỏi. Những nhà lãnh đạo lớn cũng là những người luôn có nhiều mối lo lớn. Các nhân viên giỏi là những người biết cách giúp sếp xua tan những mối lo ấy bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin cho sếp. Nếu nhân viên không làm như vậy, sếp có thể nghĩ rằng anh ta đang muốn giấu giếm những tin xấu.

6. Nhân viên giỏi là người biết hướng đến mục tiêu.

Các sếp thường bận rộn và họ chỉ muốn làm duy nhất một việc là “giám sát” nhân viên. Nhân viên giỏi thường bám theo mục tiêu đã đặt ra để tổ chức công việc trước mắt, đặt ra các ưu tiên hợp lý. Trong khi đó, những nhân viên dở thì làm việc theo kiểu ứng phó với những gì xảy ra trước mắt với hy vọng chỉ cần làm việc bận rộn là sẽ có kết quả. Các sếp chắc chắn không trả lương cho nhân viên chỉ để thấy họ “có vẻ bận rộn” hay làm việc chăm chỉ. Điều mà họ kỳ vọng ở nhân viên là đạt được các mục tiêu và thực hiện hiện sứ mệnh của tổ chức.

7. Nhân viên giỏi “nói ít làm nhiều”.

Hành động chắc chắn sẽ có tính thuyết phục nhiều hơn lời nói và các nhân viên giỏi luôn biết phát huy điều này để chứng minh năng lực của mình.

8. Nhân viên giỏi biết cách tạo niềm tin ở sếp.

Họ làm điều này bằng cách làm cho công việc của sếp trở nên dễ dàng hơn và thực hiện đúng các lời hứa của mình. Khi tạo được sự tin tưởng ở sếp, nhân viên sẽ được sếp tạo nhiều cơ hội, chia sẻ nhiều thời gian, các nguồn lực và cả những thông tin quan trọng nhất.

9. Nhân viên giỏi đưa ra giải pháp.

Những nhân viên tồi thì sẽ biến các vấn đề khó khăn mà mình đang gặp thành các vấn đề của sếp. Những nhân viên giỏi thì sẽ chủ động giải quyết các vấn đề hoặc đề xuất các giải pháp lên cho sếp nếu tự họ không quyết định được.

10. Nhân viên giỏi biết cách chia sẻ với sếp.

Họ luôn tỏ ra cảm thông và chia sẻ với những áp lực mà các sếp đang phải gánh chịu. Họ cũng chủ động tìm cách giúp sếp giảm bớt các áp lực này và làm cho sếp cảm thấy rằng ít nhất vẫn còn có một người có thể thấu hiểu những khó khăn của mình.

11. Nhân viên giỏi là những người trung thành.


Họ tự hào khi góp phần làm đẹp hình ảnh của sếp. Ngay cả khi bản thân họ không hài lòng về một quyết định nào đó của sếp, họ cũng sẽ thống nhất với nó như một cách để thể hiện sự tôn trọng sếp. Họ cũng sẽ chủ động suy nghĩ ra những lý do đằng sau quyết định đó, làm theo quyết định đó và khuyến khích các đồng nghiệp khác làm như mình.

Hai bài học kinh điển của các tỷ phú ở Mỹ

Tôi đã cho anh ta vay một số tiền đủ để mua vài bộ quần áo và trao cho anh ta bộ đồ dùng nhà bếp đầu tiên, sau đó mọi việc do anh ta tự quyết định. Trong tuần lễ đầu tiên, anh chàng bán sạch bộ đồ dùng nhà bếp bằng nhôm trị giá gần 100 đô la. Tuần kế tiếp, doanh thu tăng gấp đôi. Sau đó, anh ta bắt đầu hướng dẫn những nhân viên bán hàng khác bán những đồ dùng nhà bếp tương tự.

Napoleon Hill (Sinh ngày 26 tháng 10 năm 1883 - mất ngày 8 tháng 11 năm 1970) là một tác giả người Mỹ, một trong những người sáng lập nên một thể loại văn học hiện đại đó là môn "thành công học" (là khoa học về sự thành công của cá nhân). Tác phẩm được cho là nổi tiếng nhất của ông có tên "Suy nghĩ và làm giàu" (Think and Grow Rich) là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Trong sự nghiệp của mình, ông cũng từng được trở thành một cố vấn cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Câu nói nổi tiếng thể hiện tư tưởng của ông là "Điều gì mà tâm trí có thể nhận thức và tin tưởng thì tâm trí có thể hoàn thành". Napoleon Hill được xem là người có ảnh hưởng rộng rãi nhất, mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực thành công cá nhân.

Ông đã giúp cho hàng triệu người trên thế giới thành công và những quyển sách của ông có một ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của rất nhiều doanh nhân thành công của Mỹ.
Sau đây là hai bài học kinh điển mà Napoleon Hill đã truyền đạt cho bao thế hệ tỷ phú trên thế giới:

Bài 1: Không ai có thể thành công nếu phó mặc cuộc sống cho số phận

Bạn chẳng cần phải là nhà chiêm tinh hay tiên tri mới đoán trước được tương lai của một ai đó. Bạn có thể nhìn thấy tương lai người khác bằng cách đặt cho họ một câu hỏi đơn giản: “Chính xác thì mục đích sống của bạn là gì - và bạn có kế hoạch gì để đạt được mục đích đó?”.
Nếu bạn đặt câu hỏi này cho 100 người, thì 98 người sẽ trả lời đại loại thế này: “Tôi muốn kiếm được nhiều tiền và thành đạt hết mức có thể”.

Xét bề ngoài thì câu trả lời này nghe rất có mục đích, nhưng nếu nghĩ sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy người trả lời thuộc tuýp người sống phó mặc cho số phận, họ sẽ chẳng bao giờ đạt được điều gì trong cuộc sống trừ những thành quả còn sót lại từ những người thực sự thành đạt - những người có một mục đích sống rõ ràng và có một kế hoạch cụ thể để đạt được mục đích đó.

Để thành công, ngay lúc này, bạn cần xác định chính xác các mục tiêu của bạn là gì và vạch ra các bước đi để đạt được những mục tiêu đó.

Nhiều năm về trước, tôi làm việc với một cộng sự tên là Stuart Austin Wier, người thành phố Dallas, Texas, Mỹ. Anh là cộng tác viên cho một tạp chí và chỉ sống từ công việc đó. Có thể anh sẽ vẫn tiếp tục công việc viết lách với mức lương còm cõi đó nếu như câu chuyện mà anh viết về một nhà phát minh không bất ngờ thôi thúc anh thay đổi cuộc đời mình.

Những người quen biết anh đều hết sức ngạc nhiên khi nghe anh tuyên bố sẽ từ bỏ nghề báo và tiếp tục con đường học vấn để trở thành luật sư về bằng sáng chế. Stuart không đặt mục tiêu trở thành một luật sư về bằng sáng chế thường thường bậc trung, mà trở thành “một luật sư giỏi nhất về bằng sáng chế tại Mỹ”. Anh hăng hái thực thi kế hoạch của mình và đã hoàn thành khóa học trong một khoảng thời gian kỷ lục.

Khi bắt đầu đi vào công việc mới, Stuart tìm những vụ kiện khó giải quyết nhất. Danh tiếng của anh nhanh chóng lan rộng trên khắp nước Mỹ. Dù giá phí anh đưa ra rất cao nhưng số người đề nghị anh tư vấn, tranh tụng mà anh phải từ chối (vì anh không có đủ thời gian cho tất cả) còn nhiều hơn số khách hàng được anh chấp nhận.

Người nào hành động có mục đích và có kế hoạch thường có nhiều cơ hội thành công. Làm sao cuộc đời có thể đem lại cho bạn điều gì nếu bản thân bạn không biết bạn muốn gì. Làm sao người khác có thể giúp bạn thành công nếu bản thân bạn cũng chưa xác định được mình phải thành công bằng cách nào. Chỉ khi có mục đích rõ ràng, bạn mới có thể vượt qua những thất bại và nghịch cảnh cản trở đường đi của bạn.

Một trong những doanh nhân sở hữu “nhượng quyền kinh doanh” (franchise) đầu tiên và thành công nhất tại Mỹ là Lee Maranz - một người biết rõ mình muốn gì và làm thế nào để đạt được điều mình muốn.

Là một kỹ sư cơ khí, Maranz đã phát minh ra máy làm kem tự động có thể làm ra kem mịn. Ông mơ ước có một chuỗi những cửa hàng kem trên khắp các bờ biển, và đã vạch ra một kế hoạch để biến ước mơ thành hiện thực.

Cũng như nhiều cá nhân khác cùng thời, Maranz đã gặt hái thành công cho mình bằng cách giúp người khác thành công. Ông đã giúp nhiều người mở cửa hàng bán kem bằng việc nhượng quyền kinh doanh. Đây là một ý tưởng mang tính cách mạng vào thời đó. Ông đã bán những chiếc máy làm kem theo giá vốn và kiếm lời từ việc bán máy trộn kem.

Kết quả ra sao? Đó chính là sự ra đời của chuỗi cửa hàng mà Maranz đã quyết tâm xây dựng trên toàn nước Mỹ. Ông nói: “Nếu bạn có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân, vào những việc bạn đang làm, và việc bạn muốn làm, thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua”.

Nếu bạn muốn thành đạt, hãy chọn hôm nay làm ngày chấm dứt kiểu sống phó mặc cho số phận. Hãy xác định một mục tiêu rõ ràng cho mình. Hãy viết mục tiêu đó ra giấy và khắc cốt ghi tâm nó. Hãy xác định rõ bạn cần lên kế hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Hãy bắt đầu bằng việc ngay lập tức biến kế hoạch thành hành động.

Tương lai của bạn là do bạn tạo nên. Ngay lúc này, hãy là người quyết định tương lai mình.

Chính sự lựa chọn - chứ không phải cơ hội, quyết định số phận bạn!

Bài 2: Học cách sống cuộc đời của chính mình
Tâm hồn bạn sẽ chẳng bao giờ thanh thản nếu để người khác sống hộ cuộc đời bạn.
Một thực tế không thể chối cãi là Đấng Sáng tạo đã ban cho chúng ta một đặc quyền trọn vẹn. Đó là đặc quyền làm chủ một thứ, và chỉ một thứ duy nhất: trí tuệ của chính chúng ta.

Hẳn là khi ban cho chúng ta đặc quyền này, Đấng Sáng tạo muốn khuyến khích chúng ta sống cuộc đời của chính mình, có những suy nghĩ của riêng mình và không để người khác can thiệp vào. Chỉ bằng cách sử dụng đặc quyền này vào việc kiểm soát trí tuệ và cuộc sống của mình, bạn mới có thể tiến tới những nấc thang thành công trong bất cứ lĩnh vực nào. Nếu thiên tài là người kiểm soát và định hướng được hoàn toàn trí óc mình thì đây cũng là phương cách có thể giúp bạn trở thành thiên tài.

Chúng ta từng nghe những câu chuyện về những con người nổi tiếng từng biến nghịch cảnh thành yếu tố thuận lợi. Họ đã vượt qua trở ngại để trở nên giàu có và nổi tiếng. Họ là những Henry Ford, Thomas Edison, Andrew Carnegie, Wilbur và Orville Wright… Tuy nhiên, còn nhiều người khác tuy không sánh bằng các vĩ nhân trên, nhưng họ cũng không chấp nhận thất bại.

Nhiều năm trước đây, một thanh niên trẻ tuổi từng phục vụ trong quân đội đến gặp tôi để xin việc. Anh ta kể rằng anh ta đang hết sức bất mãn và chán nản; rằng anh ta chỉ mong có cái để ăn và một nơi để ngủ qua đêm. Ánh mắt anh ta đờ đẫn vô hồn - một ánh mắt khiến tôi nghĩ rằng đối với anh ta, mọi hy vọng đều đã chết. Chàng trai này, nếu thay đổi thái độ sống, hoàn toàn có thể trở nên giàu có.

Tôi hỏi anh ta: “Anh có nghĩ cách để trở thành triệu phú không? Tại sao anh lại chấp nhận một cuộc sống nghèo khổ trong khi anh hoàn toàn có thể kiếm được hàng triệu đô la?”.

Anh ta đáp lại: “Ông đùa à? Tôi đang chết đói đây, và tôi chỉ cần một việc làm thôi”.

Tôi trả lời: “Tôi không đùa đâu anh bạn. Tôi hoàn toàn nghiêm túc đấy. Anh có thể kiếm được hàng triệu đô la, chỉ cần anh sẵn lòng sử dụng những tài sản mà anh đang có”.

Anh ta thốt lên: “Ông nói tài sản nghĩa là thế nào? Tôi chẳng có tài sản gì ngoài bộ quần áo trên người!”.

Dần dần, qua câu chuyện, tôi biết được anh ta từng là nhân viên bán hàng của công ty Fuller Brush nổi tiếng tại Mỹ trước khi gia nhập quân đội. Trong thời gian tại ngũ, anh làm công việc nấu nướng và nấu ăn khá giỏi. Nói cách khác, bên cạnh hai đặc điểm trời cho là một cơ thể khỏe mạnh và tư duy có thể thay đổi theo hướng lạc quan, tài sản của người thanh niên này còn bao gồm việc anh ta có thể nấu ăn và có khả năng bán hàng.

Tất nhiên, cả việc bán hàng lẫn nấu ăn đều không hứa hẹn đưa bạn vào hàng ngũ các triệu phú, nhưng điều cần lưu ý là chàng thanh niên này lại tự tách mình ra khỏi nhịp sống thường nhật của xã hội. Và anh ta hãy còn khá lạ lẫm với nguồn trí lực sẵn có của mình.

Trong hai giờ trò chuyện với người thanh niên này, tôi nhận ra sự chuyển biến ở anh ta từ một người bi quan, thất vọng thành một người có suy nghĩ lạc quan hơn. Sự thay đổi lớn đó có được là nhờ sức mạnh từ một ý tưởng bất chợt: “Tại sao ta lại không tận dụng khả năng tiếp thị của mình để thuyết phục các bà nội trợ mời hàng xóm láng giềng của họ đến dự một bữa tối tại gia, rồi nhân cơ hội đó bán đồ dùng nhà bếp cho họ?”.

Bốn năm sau, anh ta kiếm được hơn một triệu đô la mỗi năm và bắt tay vào thực hiện một kế hoạch bán hàng táo bạo, mở ra một ngành công nghiệp dịch vụ mới cho nước Mỹ.

Khi những điều ràng buộc tâm trí con người được tháo gỡ, và con người làm chủ được hoàn toàn chính bản thân mình thì tôi cho rằng mọi nỗi lo sợ sẽ biến mất và người đó sẽ được hưởng niềm vui trọn vẹn trong cuộc sống!

Gieo hạt cho mùa vụ sau

Khi khách hàng thực sự hài lòng, nếu người bán có đề nghị họ giới thiệu sản phẩm tới những người khác cũng đang có nhu cầu, họ sẽ dễ dàng chấp nhận, bởi đơn giản, họ cũng muốn những người thân của mình có được sự hài lòng như họ.
Trong kinh doanh, việc hoàn tất một thương vụ mua bán với một khách hàng mà không có trục trặc gì có thể coi là thành công. Nhưng bản chất của kinh doanh không phải là giành được một mức lợi ích nhất định rồi nghỉ ngơi. Kinh doanh là không ngừng gia tăng giá trị.


Theo đó, một người bán hàng giỏi không chỉ giúp tiêu thụ hết hàng hóa đã sản xuất ra, mà còn góp phần thúc đẩy việc sản xuất gia tăng sản lượng.
Vậy nên, khi bán hàng cho một khách hàng nào đó cũng chính là lúc người bán nghĩ tới các khách hàng kế tiếp của mình với những câu hỏi như: họ là những ai, bằng cách nào để đến được với họ…

Quan niệm rằng khi khách hàng cẩm sản phẩm rời khỏi cửa hàng thì việc mua bán coi như chấm dứt là hết sức sai lầm. Đó là lúc mọi thứ mới chỉ bắt đầu. Bạn mới chỉ phục vụ cho một khách hàng, còn rất nhiều khách hàng tiềm năng phía trước nữa, và việc của bạn là phải tìm ra những khách hàng này.

Chăm sóc khách hàng sau khi bán là một cách để người bán tìm được những khách hàng mới. Gọi điện và hỏi thăm khách hàng về việc sử dụng sản phẩm là một việc làm cần thiết.

Nhiều khi, khách hàng không hài lòng về sản phẩm, nhưng vì người bán đã chủ động hỏi trước nên tâm lý bực bội của họ được giảm bớt phần nào. Trong trường hợp này, họ sẽ dễ thông cảm và sẵn lòng hợp tác để giải quyết vấn đề.

Những trục trặc về sản phẩm, dịch vụ đôi khi vẫn xảy ra; nhưng khách hàng sẽ cảm thấy yên lòng hơn nếu người bán vẫn thể hiện trách nhiệm của mình ngay cả khi hàng đã được giao.

Trường hợp khách hàng không có phàn nàn gì sau khi mua hàng, họ sẽ càng hài lòng hơn khi nhận được sự quan tâm của người bán. Lời hỏi thăm của người bán sẽ cho họ thấy rằng qua việc mua bán trên, người bán thực sự quan tâm tới lợi ích của người mua chứ không phải chỉ chú ý tới doanh số bán của doanh nghiệp.

Không những thế, việc chăm sóc khách hàng sau bán còn cho người bán hàng cơ hội nhận diện được những mong muốn mới của khách hàng về sản phẩm. Từ đó có sự điều chỉnh để thỏa mãn khách hàng tốt hơn cho những lần sau.

Công việc bán hàng giống như việc trồng cây - có được hạt giống trong tay, nếu biết cách gieo trồng, chăm bón, tưới tiêu, bạn sẽ có được cả một vụ bội thu với số lượng hạt ngon lành tăng lên gấp bội.

7 ngành nghề dành cho người thích đọc

Chủ sở hữu nhà sách

Nếu bạn mong muốn bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ và muốn kết hợp với lòng yêu thích đọc sách của mình thì làm chủ hiệu sách độc lập có lẽ là con đường phù hợp với bạn. Được cảnh báo rằng việc sở hữu một hiệu sách độc lập có thể là một trận chiến đầy khó khăn nhưng một khi đã có tình yêu và đam mê, bạn đừng ngần ngại thử sức.
Viết blog, tiểu thuyết gia, biên tập sách hay trông coi thư viện... là những nghề được đánh giá là thú vị đối với những ai yêu thích đọc sách.

Nhiều người thích những công việc liên quan đến đọc sách, nhưng rất ít người kết hợp được sở thích đọc sách với công việc chính hằng ngày của họ.

Dưới đây là một số công việc tuyệt vời mà những người ham mê đọc sách sẽ đánh giá cao và thậm chí là mục tiêu rất nhiều người đang săn tìm:

Blogger

Viết blog là một công việc hoàn hảo cho những người thích đọc, bởi vì khi bạn chuyên về một chủ đề nhất định nào đó, bạn có thể phải đọc rất nhiều các bài báo và sách liên quan đến chủ đề để tìm hiểu và nắm bắt được thông tin, giúp cho bài viết của mình có giá trị hơn, được nhiều người đọc hơn.

Viết blog trở thành một nghề "hot" trong những năm trở lại đây, thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.

Tiểu thuyết gia

Một trong những đặc quyền của người viết tiểu thuyết là việc đọc những cuốn sách khác để có được cảm hứng trong công việc của riêng mình. Thành công trong lĩnh vực này là rất khó khăn và nhiều tác giả bắt đầu bằng việc kết hợp việc viết với một công việc khác cho đến khi bán được sách, việc viết lách trở thành công việc toàn thời gian, giúp họ duy trì cuộc sống.

Nếu các đại lý đáp ứng được việc phân phối sách, cho bạn nguồn thu nhập ổn định, bạn có thể muốn tìm kiếm việc tự xuất bản các cuốn sách của mình.

Người trông coi thư viện

Khi bạn nghĩ về công việc mà các con mọt sách sẽ thích, làm việc ở thư viện ngay lập tức có thể xuất hiện trong tâm trí bạn. Mặc dù có thể không chính thống bạn sẽ được đọc trong khi làm việc nhưng đó chắc chắn là một công việc mà bạn có thể chia sẻ tình yêu đọc sách của mình với những người khác. Thêm vào đó, bạn có thể có trong tay những ấn bản mới nhất, và nếu bạn đang phát triển bộ sưu tập, bạn có thể giám sát việc lựa chọn sách.

Nhà xuất bản

Nếu bạn làm việc tại nhà xuất bản, bạn có thể là một phần của quá trình lựa chọn các quyển sách tiềm năng cho việc in ấn. Trách nhiệm của nhà xuất bản bao gồm việc đánh giá các bản thảo, chỉnh sửa và tìm ra thiết kế bìa, phương pháp để tiếp thị tốt một cuốn sách... Chính vì vậy, khi làm việc ở nhà xuất bản, bạn sẽ có cơ hội được đọc rất nhiều.

Biên tập sách

Trong các công ty kinh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sách, có những vị trí đòi hỏi nhân viên phải đọc rất nhiều. Nhiệm vụ của người biên tập sách không chỉ có hợp tác với các tác giả để phát triển công việc của mình mà còn liên quan đến việc đánh giá các giá trị tiềm năng một cuốn sách mang lại.

Ngoài ra, nhiều vị trí biên tập sách đòi hỏi người biên tập phải đọc và đọc, đọc để tìm ra những cuốn sách mới, sách hay để từ đó có kế hoạch mua bản quyền cuốn sách ấy.

Người kết nối giữa tác giả và nhà xuất bản

Công việc của người kết nối này có thể là toàn thời gian, hoặc bạn có thể coi đây là một công việc làm thêm thú vị. Người kết nối đóng vai trò trung gian giữa tác giả và nhà xuất bản, hỗ trợ trong việc trao đổi, đàm phán và các điều khoản thanh toán... Hầu hết, các nhà xuất bản đều thực hiện các giao dịch này thông qua người môi giới hoặc các đại lý trung gian.

Thăng chức không tăng lương: bạn có chấp nhận không?

Quyết định cuối cùng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn. Bạn có thể thông cảm cho công ty không thể trả cho bạn nhiều tiền hơn với vị trí mới. Mahoney Matthews khuyên bạn: “Hãy chấp nhận nếu vị trí mới “làm đẹp” cho CV của bạn, giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển hoặc kết nối bạn với những người lãnh đạo cấp cao trong công ty, mở rộng mạng lưới quan hệ. Không nên chấp nhận nếu bạn cho rằng mình bị công ty lợi dụng, “bóc lột” sức lao động và trí tuệ”.
Được thăng chức là điều ai cũng mong muốn, tuy nhiên có những tình huống khiến bạn phải chần chừ trước khi chấp nhận lời đề nghị hấp dẫn này. Và thăng chức nhưng không tăng lương là một trong những tình huống như vậy.


 
Đây là quyết định ít nhiều tác động tới công việc, sự nghiệp của bạn nên hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng. Trước tiên, tìm hiểu lý do tại sao công ty lại không tăng lương cho bạn. Mark R. Gerlach, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, cho biết: “Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này. Có thể là do công ty gặp khó khăn về tài chính hoặc ban giám đốc chỉ coi sự chuyển đổi này là tạm thời”.

Quyết định chấp nhận hay từ chối thăng chức phụ thuộc vào lý do bạn không được tăng lương. Chẳng hạn, nếu công ty đang phải “chống chọi” với cuộc khủng hoảng kinh tế khó khăn, họ không thể trả nhiều hơn cho bạn. Nếu thực sự yêu thích công việc và công ty hiện tại, bạn có thể chấp nhận thăng chức, không tăng lương. Nhưng nếu bạn nghĩ sếp muốn “dồn việc” cho bạn bằng cách thay đổi chức vụ của bạn nhưng không tăng lương, bạn có thể ra đi hoặc ít nhất là từ chối vị trí mới.

Liệu chức vụ công việc mới có đáng để bạn chấp nhận không được tăng lương?

Đối với nhiều người, có một chức vụ mới đồng nghĩa với thăng chức. “Nếu thăng tiến không mang đến nhiều trách nhiệm hơn như lịch trình làm việc “dày đặc”, đi công tác thường xuyên, bạn có thể chấp nhận lời đề nghị”, Molly Mahoney Matthews, CEO của tập đoàn Starfish, chia sẻ. Một chức vị mới cao hơn sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong tương lai khi tìm kiếm một công việc/ công ty khác.

Thương lượng các lợi ích khác

Nếu bạn thực sự muốn gắn bó với công ty hiện tại, hãy tìm cách để việc thăng tiến này thỏa mãn  nhu cầu của cả bạn và nhà tuyển dụng. Bạn có thể đạt được những lợi ích khác, ngoài tiền bạc. Gerlach khuyên bạn nên xác định điều gì quan trọng với mình: thêm ngày nghỉ, đi lại dễ dàng hơn, thời gian làm việc linh hoạt, máy tính mới, trợ cấp điện thoại, xăng xe...

Sau khi đã lập danh sách những lợi ích mong muốn ngoài tiền bạc, hãy nói chuyện với cấp trên của bạn. Hãy mạnh dạn phân tích lý do bạn xứng đáng được thăng tiến và những lợi ích khác khi không được tăng lương. Một cuộc thương lượng, nói chuyện cởi mở giúp xác định ưu tiên của mỗi bên và quyết định liệu nguyện vọng của cả 2 có thể được đáp ứng thỏa đáng không.

Quyết định chấp nhận hay không?

Đồng thời, nếu chấp nhận lời đề nghị, hãy thẳng thắn trình bày rõ ràng mong muốn sớm được đánh giá lại tiền lương khi đáp ứng các yêu cầu nhất định. Ở vị trí cao hơn với nhiều trách nhiệm hơn, bạn xứng đáng nhận được nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên chăm chăm về vấn đề tiền bạc mà bỏ lỡ cơ hội làm việc ở vai trò mới với nhiều cơ hội triển vọng. Công ty sẽ đánh giá quyết định chấp nhận thăng chức không tăng lương của bạn và sự biết ơn này chắc chắn sẽ được chuyển hóa thành sự tôn trọng, nhiều tiền và lợi ích hơn trong tương lai khi công ty làm ăn tốt hơn trong tương lai.

8 lợi ích tìm việc cho người hay đi du lịch

Rèn kĩ năng tổ chức

Khi tổ chức một chuyến đi, bạn phải lập kế hoạch cụ thể, đặc biệt là khi bạn thực hiện một chuyến du lịch xuyên quốc gia, bạn phải phối hợp quá trình xin thị thực khác nhau, trao đổi tiền tệ, lịch trình chuyến bay và hạn chế ngân sách. Đây là một ví dụ tốt để làm nổi bật bộ kỹ năng của bạn trong quá trình tiếp cận nhà tuyển dụng

Thật tuyệt vời khi được thoải mái ngồi trên một bãi biển với một cuốn sách trong tay và tận hưởng không khí trong lành của biển nhưng ít người biết rằng những trải nghiệm khi đi du lịch cũng có thể thúc đẩy bản sơ yếu lý lịch của bạn.

Thêm kỹ năng ngoại ngữ


Bạn có thể học ngoại ngữ tại trường hay tham gia các khóa đào tạo tại các trung tâm ngoại ngữ để nâng cao trình độ nhưng không gì có thể so sánh khi được hòa mình trong ngôn ngữ của một quốc gia khác bằng cách sử dụng nó hàng ngày với người bản xứ.

Theo các chuyên gia tuyển dụng, biết thêm một ngôn ngữ nước ngoài và sử dụng khi đi du lịch là một điểm gây ấn tượng mạnh cho các nhà tuyển dụng khi nhìn vào sơ yếu lý lịch ứng viên.

Khả năng giao tiếp tốt

Nếu hồ sơ của bạn có được những trải nghiệm du lịch qua nhiều nước, điều đó cho thấy bạn có khả năng giao tiếp tốt và không có vấn đề gì về ngôn ngữ. Nó mang tới các nhà tuyển dụng thông điệp rằng bạn là ứng viên có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân rất tốt, tương tác với những người đến từ các vùng có giá trị văn hóa khác nhau.

Khả năng thích ứng nhanh


Nếu bạn đã có thể thành công trong việc thích ứng với một nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là rất khác với nền văn hóa của riêng bạn, nó sẽ giúp bạn bưới tới thành công trong buổi phỏng vấn. Những trải nghiệm du lịch cũng cho biết rằng bạn có thể thích ứng với những môi trường khác nhau là kỹ năng vô giá trong một doanh nghiệp liên quan đến khách hàng có những nhu cầu, mong muốn và kỳ vọng khác nhau.

Hiểu biết về kinh tế toàn cầu

Travis Katz, người sáng lập Gogobot.com, nói rằng 75% các hoạt động kinh tế xảy ra bên ngoài nước Mỹ, do đó du lịch quốc tế rất quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Du lịch quốc tế cung cấp cho người nộp đơn xin việc một mức độ đáng tin cậy để đảm nhận vai trò liên quan đến hoạt động quốc tế hơn những người đã không đi du lịch.

Nâng cao khả năng kể chuyện

Những câu chuyện thú vị mà bạn thu thập được ở khắp nơi trên thế giới có thể giúp bạn phá vỡ không khí buồn tẻ trong buổi phỏng vấn hay trong các cuộc họp, tiếp xúc sau này. Nếu những câu chuyện liên quan đến một số nơi xa xôi đó bạn kể trong buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng ngay lập tức nghĩ rằng đây là một anh chàng thú vị mà họ mong muốn làm việc hay đi chơi cùng.

Giải quyết các vấn đề phức tạp

Đi du lịch nhiều cũng cho thấy bạn là người có khả năng giải quyết các vấn đề lớn bởi vì khi đi du lịch, đặc biệt là ở các quốc gia khác, bạn đôi khi phải đối mặt với những vấn đề phức tạp, nhứng thứ có vẻ lớn lao hơn khiến mấy việc hàng ngày trong văn phòng có vẻ thành việc vặt. Bạn sẽ làm gì nếu xe của bạn bị hỏng và bạn đang ở một mình tại nơi cách xa hàng trăm cây số?. Khi bạn vượt qua những rắc rối ấy một cách dễ dàng, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy yên tâm với những nhân viên chủ động, vững vàng trước khó khăn.


Nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người phiêu lưu

Mở rộng du lịch cũng cho thấy rằng bạn là một người đầy tham vọng, những người sẵn sàng theo đuổi giấc mơ và niềm đam mê của mình. Ai lại không muốn thuê người có tham vọng? Các chuyên gia khuyên bạn nên làm nổi bật kinh nghiệm đi du lịch của bạn trong một phần sơ yếu lý lịch của mình.

Bạn sẽ làm gì khi không được thăng chức nữa?

Đôi khi một người không được thăng chức không phải bởi họ thiếu trình độ hay không đáp ứng được các tiêu chí mà đơn giản do cấp trên không muốn trao cho họ cơ hội. Nếu bạn rơi vào trường hợp này có thể ra đi là một lựa chọn phù hợp. Là người làm công, bạn muốn được ghi nhận cho những nỗ lực và nếu sau vài năm và nhiều cuộc đối thoại mà tình hình vẫn không cải thiện bạn nên tìm một bến đỗ mới.
Bạn nghĩ rằng mình xứng đáng được thăng chức nhưng lại bị sếp ngó lơ? Đừng vội tỏ ra khó chịu hay tức giận bởi cách bạn phản ứng sẽ ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp của bạn sau này. Sau đây là một số gợi ý để bạn cân nhắc.


Tất nhiên khi rơi vào tình huống này ít ai có thể cảm thấy thoải mái. Việc những nỗ lực của bản thân không được ghi nhận đúng mức dễ khiến người ta cảm thấy hụt hẫng, chán nản. Nhưng hay cố gắng kìm nén những cảm xúc tiêu cực ấy. 

Bởi vậy dù cảm xúc của bạn có là gì, hãy cố tỏ ra điềm tĩnh và trung hòa trong cách phản ứng. Việc nổi đóa cũng không giúp bạn có vị trí tốt hơn. Vậy nên thay vì làm vậy hãy tìm cách trấn tĩnh và cân nhắc các bước đi tiếp theo.

Trước hết bạn cần tìm ra sự thật. Nếu có thể nói chuyện một cách cởi mở với sếp vì sao bạn không được cất nhắc, bạn có thể sẽ nhận ra một số điểm yếu cần cải thiện thêm. Có lẽ vẫn chưa thực sự đủ khả năng ở một mặt nào đó mà vị trí mới đòi hỏi. 

Trong trường hợp đó hãy hoàn thiện các kỹ năng để lần tới sếp không còn lí do gì để ngó lơ bạn. Thay vì tỏ ra bực bội, chán nản, hãy xem việc không được đề bạt như một kinh nghiệm để nâng cao trình độ bản thân.

Sau khi đã hiểu rõ sự thật, hãy tự đặt ra cho mình những đích ngắm cần đạt được. Với những thông tin có được về kỹ năng chuyên môn cần hoàn thiện, hãy lên một kế hoạch để phát triển khả năng bản thân cùng các bước đi cần thiết để giúp bạn tiến thân. Một mặt bạn có những mục tiêu cho riêng mình, mặt khác bạn cũng có thể đề nghị sếp đưa ra những mục tiêu cụ thể bạn cần đạt được để được tái cất nhắc. 

Nên nhớ, các mục tiêu ấy cần phải rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Đôi khi sếp cũng khá mù mờ trong tiêu chí họ mong đợi ở nhân viên, điều này sẽ khiến bạn lúng túng, bối rối. Vậy nên tốt nhất hãy liệt kê một loạt mục tiêu và cùng thống nhất với sếp về những mục tiêu đó.

Một số gợi ý để bạn tăng cơ hội được thăng chức trong lần tới: 

Nếu bạn đã biết những kỹ năng cần phải có để được bổ nhiệm vào vị trí đó, hãy cố gắng học hỏi những kỹ năng ấy. Bạn có thể tham gia các khóa học, các chương trình tập huấn hay tham gia các dự án giúp mở rộng kiến thức. 

Đừng tỏ ra căng thẳng với sếp. Việc sếp không đề bạt bạn không có nghĩa là họ không đánh giá cao chuyên môn của bạn. Hãy duy trì mối quan hệ và cả những cuộc đối thoại cởi mở.

Hãy nói chuyện với những người từng đảm nhiệm vị trí bạn mong muốn để có được lời khuyên về việc bạn nên làm gì để phù hợp hơn với yêu cầu công việc.

Hãy mở rộng giao tiếp với mọi người. Quen biết càng nhiều bạn càng có cơ hội nhận được những lời khuyên hữu ích.

Khi nào bạn nên ra đi?


Hoặc nếu bạn không thể tìm ra bất kỳ hy vọng nào trong việc được thăng chức ngay cả khi đã nâng cao trình độ, hoàn thiện các kỹ năng, thì việc tìm một vị trí mới ở nơi khác cũng đáng được cân nhắc. Ngoài ra cũng cần phải thành thực với chính bản thân mình. Có thể bạn chưa được đề bạt vì bạn không thực sự xuất sắc như bạn nghĩ hoặc không phù hợp với công việc đó. Điều đó có nghĩa là bạn nên thử một công việc khác.